0 SP
Hotline: 0963018086
Đông trùng hạ thảo tam đảo
Tìm kiếm ...

 
sản phẩm bán chạy
Chia sẻ bạn bè
Thống kê truy cập
Đang truy cập 2
Hôm nay 36
Hôm qua 84
Trong tuần 354
Trong tháng 2616
Tổng số 270397

Rượu – Phát Minh Vĩ Đại Của Loài Người

Thứ 5 | 22/08/2019 - Lượt xem: 5658

 
Chưa có bằng chứng khoa học nào biết được chính xác thời gian, nhưng có một điều chắc chắn là rượu đã có từ rất lâu đời…và ngày càng phát triển và trở thành nét văn hóa độc đáo và không thể thiếu của nhân loại. Các bằng chứng khảo cổ học đầu tiên về sản xuất rượu, nguồn gốc của rượu được tìm thấy cách vài nghìn năm trước công nguyên. Tại các địa điểm : Iran (5000 năm trước Công nguyên), Hy Lạp ( 4500 năm trước Công nguyên), Cộng hòa Armenia ( 4100 năm trước Công nguyên)…đây là nơi mà các nhà máy rượu lâu đời nhất được phát hiện.

Rượu bắt nguồn từ đâu 

Rượu cũng được sử dụng từ rất lâu đời trong tôn giáo của người Hy Lạp (Để thờ các vị thần Dionysus và Bacchus); người Do Thái cũng đã sử dụng rượu từ rất lâu (được sử dụng trong bữa tiệc cuối cùng của chúa Giê Su); hay từ thời nhà Đường của Trung Quốc… Và theo thời gian, sản xuất và tiêu thụ rượu ngày càng tăng lên. Phát triển mạnh nhất từ thế kỉ 15 trở đi (Do việc mở rộng Châu Âu) và từ đó được người trên toàn thế giới ưa thích sử dụng, vì rượu mang lại nhiều cung bậc cảm xúc cho người uống. Có thể là trạng thái kích thích thần kinh, rơi vào trạng thái say rượu…

Rượu có từ bao giờ

Nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cho rằng Rượu là một phát minh vĩ đại của con người sau Lửa. Khi phát minh ra lửa thì con người bắt đầu ăn thịt chín. Đến lúc động vật hiếm dần, con người chuyển sang ăn thực vật. Mà một trong những loài thực vật đầu tiên con người cổ xưa tìm ăn là qủa nho, loại quả hoang dại mọc ở vùng châu thổ Sông Nin. Rồi quả nho cũng trở nên thưa vắng. Với bản tính tư hữu, con người đem nho về cất giấu tại nơi ở của mình. Nho được ủ lại sau mấy ngày đem ăn họ cảm thấy khoẻ hơn, thông minh hơn, yêu đời hơn…Và họ liền đặt cho cái lâng lâng đó một biệt danh là Spirit, nghĩa là linh hồn, ngày nay thuật ngữ đó là Rượu. Việc sản xuất rượu cũng dần được hình thành sau khi những người tiền sử chuyển thói quen từ sống du mục sang thói quen định canh định, trồng trọt sản xuất nông nghiệp.
Rồi từ đấy, lúc vui, khi buồn, cả lúc bình thường người ta đều uống rượu. Đám cưới uống rượu để chung vui, đám tang uống rượu để chia buồn.
 
Văn hóa uống rượu 
 
Thế giới quanh ta có cái thuộc về lĩnh vực vật chất, có cái thuộc về lĩnh vực tinh thần, nhưng rượu thì lại là vừa là vật chất vừa là tinh thần. Người ta tiếc vì mua phải một thứ đồ dùng đắt giá, song không tiếc, thậm chí còn vui thích khi mua được một chai rượu đẹp, đắt tiền. Văn hoá rượu ở nước ta cũng như các nước trên thế giới có lịch sử từ lâu đời là vì thế.
Theo chữ tượng hình và suy luận (agréat logique) của Trung Quốc, chữ Tửu là rượu gồm 2 bộ phận. Một bộ phận là chữ Thuỷ là nước, ghép với bộ phận là chữ Dậu. Chữ Dậu có nghĩa là rượu lên men. Hai chữ được ghép với nhau có nghĩa là rượu lên men được cất bằng nước mà thành rượu.
Rượu đã xuất hiện từ lâu trong đời sống của người Việt và trở thành một nét văn hóa trong văn hóa Việt. Mặc dù chưa có một cuốn sách chuyên khảo nào bàn về văn hóa rượu. Nhưng nhìn chung, rượu đã hiện hữu trong cuộc sống của người Việt từ lâu, những tác dụng và ảnh hưởng của rượu đến con người đã được biết tới từ rất sớm. Trong nghi lễ của người Việt, nghi lễ dâng rượu đã trở thành phổ biến, mang tính chất bắt buộc và hết sức thiêng liêng. Từ nghi lễ gia đình đến những nghi lễ ở cộng đồng làng xã hoặc quy mô quốc gia, dân tộc chúng ta không thể bỏ qua nghi lễ dâng rượu cúng các vị thần linh, tiên tổ. Trong quan niệm dân gian, chúng ta cũng thường nghe nói: phi rượu bất thành lễ. Điều đó chứng tỏ rằng rượu đã hằn sâu trong tâm linh, tín ngưỡng người Việt. Rượu dùng để dâng cúng thần linh vào những ngày lễ tết, rượu cũng được sử dụng trong những dịp hội làng, những ngày lễ tổ và cả trong sinh hoạt thường ngày. Chén rượu để kết giao, để tìm bạn tri kỷ, chén rượu cũng giúp cho ta vơi đi những nỗi sầu nhân thế…
 
Uống rượu là nét văn hóa truyền thống của người Việt. Nét đẹp văn hóa thể hiện trong cách rót rượu, cách nâng ly đối ẩm,… Ly rượu được nhấm nháp bên những câu chuyện, chia sẻ tâm tình, gắn kết tình bằng hữu. Đặc biệt trong những ngày lễ hội, vẻ đẹp trong cách chúc rượu nhau…
Vì vậy, “phi tửu bất thành lễ”. Uống rượu là một tập quán trong giao tiếp xã hội. Uống rượu có văn hóa và điều độ còn tốt cho sức khỏe nữa. Nay có một số ít người hiểu sai về văn hóa uống rượu dẫn đến tình trạng lạm dụng rượu bia làm biến tướng nét đẹp văn hóa.

Rượu Đông trùng hạ thảo Tam Đảo
            (Tư liệu Nguồn Internet)
 

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ

Đang tải bình luận,....