0 SP
Hotline: 0963018086
Đông trùng hạ thảo tam đảo
Tìm kiếm ...

 
sản phẩm bán chạy
Chia sẻ bạn bè
Thống kê truy cập
Đang truy cập 5
Hôm nay 107
Hôm qua 77
Trong tuần 547
Trong tháng 635
Tổng số 286967

Vị thế của Đông trùng Hạ thảo trong Đông Y và Tây Y

Chủ nhật | 13/01/2019 - Lượt xem: 817
  
Khởi điểm là một loại dược liệu bình thường ít được biết đến của nền y học dân gian Tây Tạng, đến nay, sau hàng nghìn năm được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế, Đông trùng hạ thảo đã chứng minh được vị thế của mình trong cả nền y học phương Đông cổ truyền và nền y học phương Tây hiện đại. 
Đông y tìm  ra Đông trùng hạ thảo từ khi nào?
Đông trùng hạ thảo cùng với nhân sâm và nhung hươu được mệnh danh là ba loại sản vật quý hiếm có tác dụng bổ dưỡng của Trung Quốc, từ mấy trăm năm trước đã được giới y học Trung Quốc tôn vinh là vị thuốc tiên thuốc thánh, do Đông trùng hạ thảo có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng chống và điều trị được nhiều căn bệnh, cho nên được tất cả mọi người đặc biệt coi trọng. Theo các nhà nghiên cứu, Loài dược liệu này được phát hiện đầu tiên bởi các mục đồng ở Tây Tạng, người dân bản xứ đã ưu ái gọi loài sinh vật này là "Con tằm của vùng tuyết trắng". Thời gian sau đó, Đông trùng hạ thảo du nhập vào Trung Quốc qua giao thương, rất nhanh sau đó, Đông trùng hạ thảo đã ghi danh mình vào hơn 8000 vị dược liệu ưu tú của nền y học cổ truyền phương Đông. 
Vị dược liệu này được nhắc đến trong hầu hết các quyển dược điển kinh điển của Trung Hoa như: Bổn thảo tòng tân, Bổn thảo cương mục thập di, Thất xuân viên tây vực văn kiến lục, Liễu nhai ngoại biên, Thực vật danh thực đồ khảo. Tài liệu ghi chép đầu tiên về việc sử dụng Đông trùng hạ thảo là cuốn “Bổn thảo tòng tân” của Ngô Nghi Lạc - Vị danh y nổi tiếng triều đại Nhà Thanh, trong cuốn sách này miêu tả Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, ấm (ôn), có tác dụng bổ thận bổ phổi, loại bỏ triệu chứng ho và làm tan đờm. Có thể dùng để điều trị các triệu chứng bệnh có tính chất suy nhược như: Ho lâu ngày, thở yếu, khó thở, chứng suy nhược cơ thể ở chị em phụ nữ sau sinh (chứng hậu sản), liệt dương, âm đạo khô lạnh. 

Vị thế của Đông trùng hạ thảo trong về y học phương Tây hiện đại

Hiện nay, Đông trùng hạ thảo đã trở thành vị dược liệu quý giá hàng đầu, được tìm kiếm trên phạm vi toàn thế giới. Các ghi chép của nền y học phương Đông đã đem đến cho các nhà nghiên cứu khoa học hiện đại phương Tây những ấn tượng ban đầu vô cùng tốt đẹp. sau nhiều thập kỷ nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế, Đông trùng hạ thảo đã khẳng định được vị thế của mình trong nền công nghiệp y học phương Tây hiện đại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thành phần chủ yếu của Đông trùng hạ thảo là chất cordycepin, axit cordycepic, chất adenosine, chất polysaccharide. Chất cordycepin có thể ức chế sự sôi và phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh như liên cầu khuẩn Streptococcus, khuẩn Malleomyces mallei gây ra chứng bệnh sổ mũi, khuẩn Bacillus anthracis gây ra chứng bệnh than, ngoài ra chất cordycepin còn được coi là chất có hoạt tính chống ung thư.

Kết quả nghiên cứu dược lý của y học hiện đại đã chứng minh: Đông trùng hạ thảo có tác dụng toàn diện tới sức khỏe con người, nó có tầm ảnh hưởng lớn tới đại bộ phận của cơ thể. Đông trùng hạ thảo có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể người; Chống ô xy hóa, chống thiếu ô xy, chống lão hóa và suy nhược cơ thể, hạ thấp tổng hàm lượng cholesterol và triglyceride (lipid hay chất béo trung tính), giảm bớt mức độ xơ vữa động mạch; Cải thiện chức năng gan, làm chậm quá trình xơ gan; Chống mệt mỏi, loại bỏ tình trạng nhịp tim đập thất thường không ổn định, giảm bớt lượng đường trong máu và hạ huyết áp. Đặc biệt là Đông trùng hạ thảo có tác dụng điều trị các chứng bệnh mãn tính, chứng bệnh làm cho cơ thể tiêu hao sinh lực và góp phần phục hồi sức khỏe cho người mới khỏi ốm. Bên cạnh đó, loài Đông dược này cũng được ghi nhận với những tác dụng tích cực trong: trấn tĩnh an thần, cầm máu, chống ngất (tình trạng ngất lịm vì sợ hãi), hạ huyết áp, giảm mỡ máu, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim, chống kết dính tiểu cầu (chống kết vón tiểu cầu), chống lão hóa và suy nhược, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, chống suy thận, chống ngăn chặn sự không tiếp nhận cơ quan cấy ghép, chống ung thư phổi, ung thư biểu bì lympho (Lymphoepithelial carcinoma), ung thư vòm họng (nasopharyngeal carcinoma), ung thư máu, ung thư.
 
 
 

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ

Đang tải bình luận,....